Sự lười biếng

From democracy-handbook.org
Revision as of 17:49, 14 May 2010 by Nikoline (Talk | contribs)

(diff) ← Older revision | Latest revision (diff) | Newer revision → (diff)
Jump to: navigation, search

Thật là ngượng ngùng khi phải thừa nhận rằng một trong những đe dọa lớn nhất đối với dân chủ nằm trong những nền dân chủ "kỳ cựu" ở Tây phương – có lẽ là sự lười biếng của chính người dân.

Một nền dân chủ tốt đẹp rất cần sự tham gia tích cực của quần chúng, ưu tiên cho dân chủ và những hành động hổ trợ cho nó.Một quần chúng chỉ lo chuyện đi mua sắm, xem văn nghệ trên truyền hình, đọc truyện trinh thám, không thể giữ gìn được một nền dân chủ. Không có gì sai trái về việc đi mua sắm, xem văn nghệ trên truyền hình và đọc truyện trinh thám, nhưng người ta không thể gầy dựng một nền dân chủ qua những việc làm đó.

Các đảng phái không đủ số lượng hội viên, số lượng báo bán của các báo chí bị giảm dần, chúng ta nuôi nấng những kẻ lố bịch như những nhân vật nổi tiếng. Kiến thức và sự giỏi gian nằm ở vị thế thấp nhất từ xưa tới giờ, và một trình độ đại học chính nó không đủ để tạo sự kính trọng.

Một trong những nguyên nhân đưa đến sự lười biếng có thể là, các đề tài chính trị quan trọng quá phức tạp. Để hiểu biết càng thấu đáo càng đòi hỏi nhiều những nổ lực cần thiết để nắm bắt được các đề tài đó, khiến cho người ta càng lơ là thêm những đề tài quá quan trọng. Thay vi giải quyết các vấn đề đang có trước mặt, các chính trị gia lại quay qua nói chuyện về các vấn đề thực tế dễ hiểu. Và trong các cuộc thảo luận thường xoay quanh các đề tài có tính hấp dẫn và vui nhộn, và có tác dụng nhanh với các cảm quan của chúng ta Điều muốn nói đến là các cuộc thảo luận chính trị ở Tây Phương gần như bị biến thành một phần trong công nghệ giải trí, nhưng những đề tài quan trọng thường lại được hội thảo trong phòng kín.