Tự do báo chí

From democracy-handbook.org
Revision as of 17:56, 14 May 2010 by Nikoline (Talk | contribs)

(diff) ← Older revision | Latest revision (diff) | Newer revision → (diff)
Jump to: navigation, search

Báo chí thường gọi là ”quyền lực thứ tư của quốc gia”. Nó gồm cả hai ý nghĩa vừa tích cực vừa tiêu cực.

Trong nghĩa tích cực, chính vì báo chí tự do là điều cần thiết để theo dõi 3 ba ngành (hay 3 quyền lực) thực sự của nhà nước: quốc hội (lập pháp), chính phủ (hành pháp) và tòa án (tư pháp). Nhờ báo chí tự do và chỉ trích có thể là một tiên đề để sự lạm dụng quyền lực trong chính quyền được phơi bày trước công chúng. Vì vậy nó như là một ”bánh xe thứ tư" cần thiết cho ba quyền lực khác phục vụ nhân dân.

Trong nghĩa tiêu cực, chính vì báo chí thỉnh thoảng thủ một vai trò chính trị ”có vẻ tình cớ” rất lớn trong các trường hợp đơn lẻ, và rằng không phải tất cả mọi thứ trên báo chí đang làm là có lợi cho dân chủ hay quyền an toàn cho cá nhân. Dần dần theo thời gian báo chí có chương trình nghị sự chính trị kín và riêng của mình.

Một chương trình nghị sự chính trị mở là một phần của cuộc tranh luận công khai, và hầu hết các tờ báo lớn châu Âu và Mỹ được xem như là tiếng nói có lập trường chính trị riêng của mình. Nhưng nếu sự thật bị bóp méo hoặc bị bỏ qua mà không có theo dõi đến nơi đến chốn, sẽ gây phương hại đến các cuộc tranh luận công khai và dân chủ.

Đồng thời, các bộ phận của báo chí dần dần có nhiều đặc tính bêu xấu công chúng hơn là phân phối tin tức. Điều này có nghĩa rằng những người có nguy cơ bị treo cổ công khai và bị phạm tội trước khi Toà án tuyên bố. Điều này vi phạm quyền an ninh và vi phạm nguyên tắc rằng tất cả mọi người đều là vô tội cho đến khi bị toà án xét xử .