Tòa án hiến pháp, toà án hành pháp và Thanh Tra

From democracy-handbook.org
Revision as of 17:55, 14 May 2010 by Nikoline (Talk | contribs)

(diff) ← Older revision | Latest revision (diff) | Newer revision → (diff)
Jump to: navigation, search

Tất cả các luật của một quốc gia đều dựa trên Hiến Pháp của nó. Nhưng vẫn có trong trường hợp hiếm hoi xảy ra khi quốc hội ban hành luật, mà có nghi ngờ rằng luật đúng với hiến pháp hay không. Một số quốc gia có một toà án hiến pháp đặc biệt để quyết định những trường hợp này, Còn ở các nước khác, những vấn đề trên được quyết định tại Tòa án tối cao (tối cao pháp viện).

Tất cả các cơ quan hành chính công quyền phải tôn trọng pháp luật của quốc gia. Nhưng điều xảy ra rằng họ có hành vi trái luật. hoặc có nghi ngờ họ vi phạm luật. Trong trường hợp này, chính toà án phải quyết định mức độ mà họ đã hành xử bất hợp pháp. Và cơ quan hành chính công quyền này cũng bị thanh tra của quốc hội kiểm soát .

Truyền thống khác nhau

Tại Đan Mạch, tòa án có quyền giám sát các quyết định hành chính, Tòa án Tối cao cũng có thẩm quyền để kiểm tra tính hợp lệ của luật pháp. Hệ thống toà án xét xử phần lớn các trường hợp do cá nhân hay công ty đưa ra liên quan đến khiếu nại về hành chính. Dù toà án tối cao ít khi kiểm soát sự hợp lệ của luật, nhưng một số trường hợp thì phải kiểm soát. So với Tòa án tối cao của các quốc gia khác, Tòa án tối cao Đan Mạch rất thụ động. Na Uy thì chủ động hơn và ở Thụy Điển có ", Ủy ban Hiến pháp (Konstitutionsutskottet), rất là chủ động. Tại Đức có một Tòa án Hiến pháp cụ thể, và tại Hoa Kỳ tòa án tối cao liên bang có chức năng như một Toà án Hiến pháp. Cả Đức và Mỹ, Tòa án tối cao đã ảnh hưởng đáng kể về pháp luật và quá trình ban hành luật, khác hơn trong bất kỳ các nước Bắc Âu (Scandinavia). Thương viện nước Anh có ảnh hưởng giống như Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, nhưng nó đã phát triển từ một truyền thống khác về cách kiểm soát hiến pháp.

Thanh tra

Viện Thanh Tra được phát minh tại Thụy Điển và khá nhanh chóng được sao lại ở Đan Mạch. Thanh Tra viên (hay Thanh Tra) là một người, nhưng nó cũng là cả một Viện - đó là điều gây ra một chút bối rối. Thanh Tra được chỉ định bởi Quốc hội nhưng là độc lập với nó.

Tại Đan Mạch, người dân có thể liên lạc với Thanh Tra. Tuy vậy công dân chỉ gởi các yêu cầu đến Thanh Tra, và ông ta có quyền chọn lựa để nêu các trường hợp nào lên, Ngoài ra, Thanh Tra chỉ có quyền đề xuất hay phàn nàn. Thanh tra không có quyền như toà án, có nghĩa là không thể xét xử hay bác bỏ quyết định của hành pháp là bất hợp lệ hay không. Ngoài ra, Thanh tra cũng không thể xét xử một luật là vi hiến và hủy bỏ quyết định của quốc hội.