Xã hội pháp trị
Một trong những điều kiện tiên quyết để một xã hội phát triển dân chủ và duy trì nền dân chủ là nó phải là một xã hội pháp trị.
Trong một xã hội pháp trị tất cả đều bình đẳng trước pháp luật. Luật pháp được công khai và dễ tiếp cận cho tất cả, Mọi người đều có quyền tiến hành kiện tụng tại tòa án; phiên tòa được công khai, Con người được xem là vô tội cho đến khi toà án xét xử. Con người có quyền tìm người biện hộ và nhân chứng, và được xét xử tại một tòa án công bằng. Con người không thể bị kết án và trừng phạt mà không cần xét xử.
Con người không thể bị xét xử theo hồi tố. Điều này có nghĩa rằng, các hành vi phải được xét xử trên căn bản trái với pháp luật tại thời điểm xảy ra vụ án. Các nhà tạo luật không thể đến sau đó và nói: "Những gì bạn gây ra lúc đó, bây giớ chúng tôi lảm một luật mới chống lại hành vi của bạn, vì vậy chúng tôi có thể trừng phạt bạn." Về nguyên tắc, có thể tồn tại xã hội pháp trị mà không có dân chủ. Cũng có thể có xã hội pháp trị mà luật pháp không thể làm dân chủ phát triển, ví dụ bằng cách cấm tự do tranh luận và tự do hội họp. Tuy vậy, thật khó khăn để đến với một số ví dụ cụ thể của các quốc gia không dân chủ nhưng cũng ”cai trị bằng luật pháp”. Đơn cử như Trung quốc, Việt Nam và Saudi Arabia .
Trung Quốc được xem là quốc gia ”pháp quyền”, hoặc ít nhất cũng muốn được biết đến như vậy. Nhưng họ có những nhà tù bí mật, giam giữ những nhà hoạt động chính trị mà không cần xét xử, và tham nhũng tràn lan, vì vậy nó không thể bảo đảm cho nền tư pháp độc lập.
Có hai lý do tại sao Saudi Arabia không phải là một xã hội pháp trị. Một là pháp luật không làm cho nam và nữ bình đẳng . Thứ hai là họ có hai hệ thống pháp lý: một hệ thống thuộc dân sự phục vụ bởi tòa án.., đồng thời một hệ thống thuộc tôn giáo có vẻ như là không thuộc vào bất kỳ hạn chế nào. Cảnh sát tôn giáo được tự do trừng phạt người dân trên đường phố nếu họ cư xử ”thiếu cung cách của đạo Hồi”.