Difference between revisions of "Mối tương quan giữa ba quyền lực độc lập của nhà nưóc"

From democracy-handbook.org
Jump to: navigation, search
(Created page with 'Ba quyền lực của nhà nước độc lập có nghĩa là gì và làm sao để bảo đảm điều này trong thực tế ? -Không có giải pháp duy nhất nào, và…')
(No difference)

Revision as of 17:53, 14 May 2010

Ba quyền lực của nhà nước độc lập có nghĩa là gì và làm sao để bảo đảm điều này trong thực tế ? -Không có giải pháp duy nhất nào, và nó thay đổi theo từng quốc gia.

Chính phủ và quốc hội

Tại Đan Mạch, các cơ quan lập pháp và hành pháp có quan hệ mật thiết với nhau. Không những chỉ vì các bộ trưởng được tiến cữ hầu hết từ các thành viên quốc hội (dân biểu), mà hiến pháp của Đan Mạch còn thiếu thực tế. Điều này dẫn tới việc chính phủ Đan Mạch có nhiều ảnh hưởng hơn bình thường. Cho nên thường khi đất nước có chính phủ thiểu số (ít là thành viên quốc hội), thì quốc hội mới có khả năng kiểm soát được chính phủ.

Ở Na Uy bạn không thể đồng thời vửa là thành viên quốc hội vừa là bộ trưởng. Nếu một thành viên quốc hội được chỉ định làm bộ trưởng, thì chỗ ngồi này tại quốc hội phải được người khác thay thế

Tại Mỹ tổng thống chọn lựa các bộ trưởng của mình và họ hiếm khi được chọn từ các thành viên của Nghị Viện Các bộ trưởng phải được chuẩn thuận của Thượng viện (Senate)

Toà án

Về sự độc lập giữa Toà án với quốc hội và chính phủ, cũng có sự khác biệt đáng kể trong truyền thống từng quốc gia. Ở nhiều nước có truyền thống là các thẩm phán được bổ nhiệm từ các luật sư và luật sư đại học.

Tại Đan Mạch chính phủ không thể bổ nhiệm hay truất phế thẩm phán. Một hội đồng độc lập có tên là ”Hội đồn đề bạt quan toà” tiến cử các thẩm phán lên bộ trưởng tư pháp, và Nữ hoàng sẽ chuản thuận bổ nhiệm trên mặt hình thức. Những người được bổ nhiệm làm thẩm phán chủ yếu là các quan chức từ Bộ Tư pháp,.

Tại Thụy Điển là một Ban độc lập của Thẩm phán kiến nghị với chính phủ về việc ai sẽ là quan tòa. Thường là luật sư đã làm việc trong hệ thống toà án, sẽ được bổ nhiệm làm thẩm phán.

Tại Hoa Kỳ tổng thống đề cử thẩm phán, nhưng họ phải được đa số trong Thượng viện chấp thuận. Thường thì bên các đồng đảng của Tổng Thống tại trong Thượng viện hay Hạ viện đề nghị các luật sư nào nên được đề cử.

Việc cân bằng quyền lực

Ba quyền lực của nhà nước canh chừng nhau, nhưng khả năng theo dõi thì khác nhau theo từng nước. Điển hình là các tòa án hoặc một tòa án hiến pháp đặc biệt sẽ giám sát quốc hội không thông qua các luật có vi hiến.

Quốc hội có thể hỗ trợ các tòa án thông qua pháp luật và phân bổ tài chính, và có thể đặt câu hỏi cho các bộ trưởng và đây cũng là cách để giám sát công việc của chính phủ.

Ở những nước mà thời gian của giai đoạn bầu cử không định trước và nơi có một chính phủ thiểu số, nghị viện có thể lật đổ chính phủ bằng cách bất tín nhiệm. Chính phủ biết điều này. Đổi lại chính phủ có thể triệu tập một cuộc bầu cử và do đó có thể có được một quốc hội mới, nếu mọi điều như dẫn vào một bế tắc chính trị. Quốc hội cũng biết điều này. Và trên cách đó, có thể có sự cân quyền lực giữa quốc hội và chính phủ.